abc

Những quy luật để in được bao bì giấy ấn tượng

Sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của ngành sản xuất bao bì các loại. Để kiến sản phẩm của mình trở nên nổi bật, bắt mắt hơn so với đối thủ cạnh tranh, các nhà sản xuất luôn tìm cách thiết kế các bao bì, vỏ hộp, nhãn mác đẹp và độc nhằm gây ấn tượng đối với thị giác của khách hàng.

Khách hàng luôn có ấn tượng đẹp và bị thúc đẩy nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm bao bì bắt mắt. Hiểu rõ vấn đề này, các doanh nghiệp sản xuất đầu tư rất nhiều chi phí cho khâu sáng tạo bao bì sản phẩm.

Tuy nhiên, để tạo ra được sản phẩm bao bì giấy đúng chuẩn, đẹp mắt và đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất, các nhà thiết kế cần phải nắm rõ những nguyên tắc, quy luật cơ bản trong thiết kế.
Đặc biệt, nắm vững các nguyên tắc này để đảm bảo được sản phẩm mình thiết kế đạt chuẩn mực, đồng thời cũng vẫn giữ được nguồn cảm hứng của nhà thiết kế. Vậy, những nhà thiết kế bao bì giấy cần nắm vững những quy luật nào để thiết kế bao bì, nhãn mác vừa sáng tạo, bắt mắt vừa phù hợp, đạt chuẩn?

1. Thiết kế bao bì giấy đơn giản, rõ ràng

Hầu hết các thiết kế bao bì sản phẩm khi được sản xuất ra thị trường đều được bày bán cùng nhiều sản phẩm khác cùng loại. Trong hàng ngàn sản phẩm cùng được trưng bày tại kệ tại siêu thị, cửa hàng… sản phẩm bao bì của bạn cần phải bắt mắt hơn những sản phẩm khác.

Tuy nhiên, nếu thiết kế của bạn quá cầu kì và khó hiểu, thông điệp sản phẩm không rõ ràng thì bao bì sản phẩm của bạn không đủ sức thuyết phục khách hàng, không đủ thu hút để khách hàng cầm nắm sản phẩm và đọc thông tin, nội dung để thôi thúc khách hàng quyết định mua sản phẩm.
Do đó, quy tắc đầu tiên trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy là thiết kế cần phải đơn giản, rõ ràng. Một thiết kế “sạch” luôn thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên.

2. Thiết kế bao bì giấy cần trung thực

Trung thực trong khâu thiết kế chính là không “phóng đại” sản phẩm lên quá xa so với thực tế. Là nhà thiết kế bao bì chuyên nghiệp, bạn chính là người “vẽ” lên sản phẩm trong sự tưởng tượng của khách hàng ngay khi tiếp xúc lần đầu.

Tuy nhiên, để sản phẩm đến được với người dùng, bạn nên thiết kế một bao bì gần nhất với thực tế sản phẩm, không nên để khách hàng tưởng tượng sản phẩm ở một khía cạnh quá xa so với thực tế, tránh để khách hàng hụt hẫng và phê phán thiết kế bao bì “ảo”, gây cảm xúc không tốt đối với khách hàng. Một bao bì sản phẩm thành công là bao bì bắt mắt dựa trên sự trung thực.

3. Thiết kế bao bì cá tính, độc đáo

Các sản phẩm bao bì giấy, được dùng để giao tiếp với khách hàng, giới thiệu với khách hàng các tính chất và đặc điểm của sản phẩm. Tuy nhiên, đôi khi chỉ đơn thuần như thế sẽ gây nên sự nhàm chán dù một bao bì đơn giản giúp người ta dễ tìm kiếm thông tin.Khi một thiết kế độc đáo, mới lạ và có cá tính riêng được thể hiện trên bao bì sẽ mang lại ấn tượng thú vị cho người sử dụng. Nhờ đó, bao bì có sức hút riêng đối với khách hàng, cũng gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Để ghi lại ấn tượng sâu đậm với khách hàng, thiết kế bao bì của bạn phải độc đáo, khác biệt. Đây là nguyên tắc thiết kế bao bì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý tưởng sáng tạo, phong cách thiết kế, đối tượng khách hàng…

4. Thiết kế bao bì phải chú ý đến hiệu ứng quầy hàng

Một sản phẩm không bao giờ xuất hiện một mình mà luôn luôn xuất hiện cùng nhiều sản phẩm cùng loại khác trên kệ hàng. Thông thường, sản phẩm được xếp thành nhiều cột ngang và cột dọc trên kệ hàng để tạo ra hiệu ứng bắt mắt người tiêu dùng. Nguyên tắc này cần vận dụng nhuần nhuyễn với các sản phẩm bao bì thường trưng bày tại các siêu thị, showroom, hội chợ, triển lãm…
Khi thiết kế sản phẩm, nhà thiết kế cần phải tính toán và nắm rõ hiệu ứng của thiết kế khi trưng bày cùng nhiều bao bì cùng loại để tạo nên sức hút cho sản phẩm.

5. Thiết kế bao bì quan trọng khả năng mở rộng

Một thiết kế bao bì hoàn hảo cần phải chú ý đến đặc tính mở rộng của thiết kế, nghĩa là thiết kế có thể cho phép giới thiệu một chuỗi sản phẩm liên kết với nhau.

Ví dụ, cùng một dòng sản phẩm của một thương hiệu, bạn phải thiết kế bao bì sao cho sản phẩm thiết kế này có thể ứng dụng, chuyển hóa thành các thiết kế tương tự, theo cùng một style, cùng một cách thể hiện để khách hàng có thể nhìn vào sản phẩm và nhận biết sản phẩm đó thuộc thương hiệu nào.
Các loại bao bì sản phẩm của cùng một thương hiệu phải có sự liên kết và mức độ nhận biết thương hiệu nhất định. Đây là đặc tính mở rộng của thiết kế bao bì.

6. Thiết kế bao bì gắn với thực tế

Nguyên tắc thiết kế bao bì cuối cùng mà nhà thiết kế cần nắm đó chính là tính thực tế. Bao bì thiết kế ấn tượng và hữu dụng không chỉ để chứa đựng, bảo quản, giới thiệu về sản phẩm mà còn giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

Một thiết kế bao bì tốt là thiết kế bao bì thực tế, biến bao bì sản phẩm của bạn trở nên tinh tế và hiện đại. Thực hiện tốt nguyên tắc này, bạn sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, tăng thêm “điểm cộng” cho bao bì của bạn trong mắt khách hàng.

Một thiết kế bao bì tốt là thiết kế mà khi bao bì này rời khỏi sản phẩm mà bao bì được sản xuất ra để bảo vệ, nó còn được khách hàng tận dụng để sử dụng, chứa đựng những vật thể khác sau đó. Đây được đánh giá là một thiết kế hữu dụng và là thành công của nhà thiết kế.

Những quy luật để thiết kế bao bì giấy đáp ứng các tiêu chí đẹp, độc, bắt mắt và hữu dụng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng được những quy luật cơ bản được nêu ra trên đây, bạn hoàn toàn có thể thiết kế ra được một mẫu thiết kế bao bì nói chung và bao bì giấy nói riêng bắt mắt và phù hợp.
(Nguồn: Sưu tầm)

dinh-luong-giay-in-bao-bi3

Tại sao cần định lượng giấy trong in ấn bao bì?

1. Định lượng giấy cho các loại bao bì giấy là gì?

Định lượng giấy là cân nặng của một tờ giấy trên 1 mét vuông giấy (đơn vị gms hoặc g/m2). Chẳng hạn, bạn muốn làm bao bì bằng giấy Bristol định lượng 300gms. Nghĩa là một tờ giấy Bristol có diện tích 1 mét vuông nặng 300 gram. Như vậy giấy có định lượng càng lớn thì càng dày và cứng. Ngược lại, định lượng càng nhỏ thì giấy càng mỏng.

Định lượng của các ấn phẩm bao bì phổ biến như khăn giấy, sách, giấy in văn phòng, brochure, thiệp….

2. Vì sao phải định lượng giấy?

Tại sao sách giáo khoa thường dùng giấy Ford vàng 70 – 90g/m2, tạp chí thời trang cao cấp sử dụng giấy Couche 90 – 300g/m2, trong khi thiệp cưới được làm từ giấy Bristol định lượng 230 – 350g/m2…. Sự khác nhau về định lượng giấy sử dụng là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, mục đích và vai trò của các sản phẩm in ấn bao bì khác nhau nên cần lựa chọn chất liệu giấy phù hợp. Chẳng hạn như bao bì giấy dùng để chứa đựng, vận chuyển sản phẩm, vận chuyển hàng hóa… thì cần độ dày, độ bền hơn các ấn phẩm in ấn dùng để lưu trữ thông tin, giới thiệu hình ảnh hoặc quảng bá thương hiệu. Định lượng giấy quyết định độ dày, độ cứng, độ bền, độ nén, khả năng chịu lực va đập… của thành phẩm bao bì.

Xác định, kiểm tra đúng loại giấy là bước rất quan trọng để có những sản phẩm bao bì chất lượng

Thứ hai, nhu cầu của khách hàng về chi phí thực hiện, thời gian sử dụng khác nhau. Định lượng loại giấy phù hợp các yếu tố đó không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn tạo ra những loại bao bì giấy tốt nhất.

Cuối cùng, định lượng giấy in ảnh hưởng toàn bộ quá trình vận hành của máy in. Trường hợp giấy in quá mỏng hoặc quá dày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến máy in, có thể gây ra tình trạng kẹt giấy hoặc hỏng hóc linh kiện bên trong. Bên cạnh đó, để có hộp giấy in offset với hình ảnh sắc nét và tinh tế, thì lựa chọn loại giấy có khả năng “ăn mực” và “bắt màu” rất quan trọng.

3. Định lượng giấy được kiểm định như thế nào?

Một trong những giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Quốc tế đánh giá đáng tin cậy như tổ chức SGS (Thuỵ sỹ), ITS (Mỹ), BVQI (Anh), DNV (Na Uy)… Các tiêu chí làm cơ sở đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 – Tiêu chuẩn được công nhận ở Việt Nam và hầu hết các nước khác trên thế giới.

Thực tế thì các nhà sản xuất giấy đều ghi sẵn thông số định lượng, nên bạn có thể nhận biết dễ dàng. Tuy nhiên, các chỉ số định lượng thường xảy ra sai số do các yếu tố khách quan như thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ không khí hoặc chủ quan như kỹ thuật sản xuất (cán màng mờ /bóng….).

Để có được sản phẩm in ấn, bao bì như mong muốn, bạn nên kỹ lưỡng trong lựa chọn loại giấy có định lượng phù hợp. Để được hỗ trợ và tư vấn các thông tin về bao bì giấy, quý khách hãy liên hệ Hà An qua:
Email: kinhdoanh@inhaan.vn
SĐT: 024 625 36492

epkim_intrengiay-Copy-11

Ép kim bao bì giấy – lựa chọn tinh tế và sang trọng

Để tạo điểm nhấn hoặc làm nổi bật logo, tên thương hiệu, các câu slogan, biểu ngữ…trên các ấn phẩm bao bì giấy, chúng ta thường sử dụng kỹ thuật ép kim. Vì các chi tiết ép kim có độ bóng và sắc nét, bề mặt dễ dàng bắt sáng giúp cho sản phẩm bao bì giấy trở nên lấp lánh và tinh tế.

Vì sao nên lựa chọn kỹ thuật ép kim?

Ép kim là kỹ thuật dán ép lớp nhũ vàng, nhũ bạc… vào những phần chữ, hình ảnh trên chất liệu giấy hoặc da.

Có 2 loại khuôn được sử dụng trong quá trình ép kim bao bì giấy là khuôn đồng và kẽm. Mặc dù khuôn kẽm được sử dụng phổ biến, chi phí rẻ nhưng độ bền lại kém hơn so với khuôn đồng. Hơn nữa, dùng khuôn đồng đem lại sự chính xác và sắc nét hơn cho sản phẩm.

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy namecard, túi xách, hộp giấy…của những dòng sản phẩm cao cấp như nước hoa, mỹ phẩm…thường sử dụng kỹ thuật ép kim. Với cách này, các loại bao bì giấy sẽ trở nên sang trọng hơn, khiến người tiêu dùng cảm nhận được sự đẳng cấp, chỉn chu của sản phẩm.

Bên cạnh đó, ép kim giúp cho in bao bì giấy không bị lem màu, tạo hiệu ứng hình ảnh sắc nét, bề mặt ép kim bắt sáng dễ dàng thu hút sự chú ý và gây ấn tượng tốt.

Ép kim – Tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết

Kỹ thuật ép kim được dùng phổ biến trong các ấn phẩm như: hộp giấy, namecard, thiệp cưới, voucher, menu, catalogue, túi giấy…Tùy vào loại sản phẩm, màu sắc ép kim cũng phong phú và đa dạng như nhũ vàng, nhũ bạc hay màu xanh, đỏ.

Khi ép kim một mẫu thiết kế trên các sản phẩm hộp giấy, các kỹ thuật viên in ấn phải tạo một khuôn nhôm hoặc đồng có khắc phần logo, các dòng chữ, hình ảnh giống mẫu thiết kế. Trong đó, các dòng chữ phải là bảng âm ngược.

Tiếp theo, các khuôn nhôm, đồng được định vị hoặc dán lên đúng vị trí trên bảng nhiệt. Tùy thuộc vào loai nhũ kim, nhiệt độ của bảng nhiệt dao động từ 70 đến 100 độ C. Sau đó, dùng một lực ép xuống bề mặt giấy trong một khoảng thời gian ngắn từ một vài giây cho đến một vài phút.

Ép kim – Không lo lỗi thời

Về chi phí, nhìn chung khi ép kim hay in nhũ bao bì giấy thì chi phí cũng tương đối bằng nhau. So với ép kim thì kỹ thuật in nhũ có tuổi đời non trẻ nhưng thời gian in nhanh hơn, tiện lợi hơn vì không cần làm khuôn hay sử dụng máy ép nhiệt.

Tuy nhiên, ép kim sẽ giúp chi tiết trên bao bì có độ lõm và sâu hơn, chất lượng hình ảnh cũng sắc nét và hoàn hảo hơn so với in nhũ. Do đó, nếu thành phẩm bao bì giấy đòi hỏi sự tinh tế và sang trọng, Hà An khuyên bạn hãy sử dụng kỹ thuật ép kim để tạo nên đẳng cấp và sự chuyên nghiệp trong các ấn phẩm.

z1279417094280_7f7f20d2f7fcf828c5d2ce8e70ccbb0f

Lợi ích của việc in Tem, Nhãn, Mác, Decal

In tem nhãn mác decal ngày càng được phổ biến bởi nhiều lợi ích thiết thực mà nó đem lại. Công ty In Hà An chuyên in ấn bao bì và tem nhãn mác decal, dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng đảm bảo.

Tem nhãn mác decal là loại tem nhãn có kích thước nhỏ, thường được dán trên sản phẩm, hàng hóa với mục đích giúp người tiêu dùng dễ nhận diện thương hiệu, dựa vào đó phân biệt và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Thông qua in tem nhãn mác decal, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm với các hình ảnh, thông tin in trên đó đồng thời thể hiện đẳng cấp và sự uy tín đối với khách hàng.

In tem nhãn mác decal thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp

Trên tem nhãn mác hàng hóa có chứa các thông tin về sản phẩm, slogan, logo của công ty… nên có thể dùng làm tem chống hàng giả hiệu quả. Như vậy, việc in tem nhãn sản phẩm còn giúp các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát các nguồn hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường nhằm hạn chế các hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Hiện nay, có rất nhiều loại tem nhãn hàng hóa khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Chất liệu để in tem nhãn mác decal khá đa dạng như decal trong, decal phản quang, bảy màu. Chúng có độ bám cao, thích hợp cho sử dụng 1 lần, giúp tiết kiệm chi phí.

in tem nhãn mác decal chuyên nghiệp

Công ty CP In Hà An tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ in ấn bao bì và tem nhãn mác hàng hóa chuyên nghiệp, chất lượng cao:

Với hệ thống máy móc hiện đại, hoạt động 24/24, làm việc nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo giao hàng đúng hẹn.

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sáng tạo, nhiệt tình sẽ tư vấn và thiết kế mẫu in tem nhãn mác decal, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho quý khách.
Khách hàng sẽ được làm việc trực tiếp với kinh doanh và công ty, không qua dịch vụ trung gian. Giá cả cạnh tranh hợp lý.

Chúng tôi luôn cố gắng mang lại cho khách hàng những tem nhãn sản phẩm tốt nhất với giá thành tiết kiệm nhất. Đến với In Hà An, bạn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho đơn hàng số lượng lớn.

Bạn đang có nhu cầu in tem nhãn mác decal nhanh – đẹp – rẻ? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chất liệu in phù hợp với báo giá rẻ nhất thị trường.

Hotline: 0985.649.304 – (024) 625.364.92

Website: https//inhaan.vn Email: kinhdoanh@inhaan.vn

mau-xanh-la

In bao bì giấy cần chú ý đến màu sắc như thế nào?

“Một trong những tài sản lớn nhất và cũng là cách dễ nhất để làm cho người tiêu dùng rung động – hoặc xa lánh một thương hiệu – chính là qua màu sắc”. June Mcleod, tác giả quyển Colour Psychology Today

Trong thiết kế bao bì cũng vậy, màu sắc cũng là nhân tố đặc biệt làm nên thành công của một thiết kế bao bì.

Thiết kế bao bì chính là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản phẩm mà màu sắc chính là chiếc “chìa khóa vàng” quyết định sự thành công của thiết kế đó.

Giống như một loại gia vị trong nấu ăn, mỗi màu sắc đều đem đến những kích thích vị giác khác nhau đối với “thực khách”

Nếu được vận dụng tốt, màu sắc sẽ là một yếu tố quan trọng cho bất kỳ bộ công cụ xây dựng thương hiệu nào. Đa phần các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng màu sắc để gián tiếp gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Tuy nhiên, màu sắc của các thiết kế bao bì của các ngành hàng khác nhau lại có những cách sử dụng khác nhau.

1. Bao bì sử dụng màu xanh dương – Gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng

Trong nhiều nghiên cứu về tác động tâm lý đối với màu xanh, nhiều nhà nghiên cứu về màu sắc nhận thấy rằng, màu xanh mang đến thông điệp về sự tin cậy. Đó chính là lý do mà màu xanh thường được sử dụng nhiều và đa phần mọi người đều thích màu xanh.

Màu xanh là màu của niềm tin, hòa bình, trật tự và lòng trung thành (nguyên bản). Màu xanh gợi nhớ sự điềm tĩnh và cảm giác thanh thản. Chính vì vậy, đa phần các sản phẩm bao bì, hộp giấy trong lĩnh vực y tế thường sử dụng màu xanh làm màu chủ đạo, bởi vì màu xanh mang đến cảm nhận tin tưởng và thanh thản.

Màu xanh dương sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, bảo hiểm, giáo dục… vì đem đến cảm giác an toàn, đáng tin cậy

Đây là cảm xúc rất cần thiết đối với lĩnh vực này. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực y tế, các loại bao bì, hộp giấy chúng ta thường thấy có sự kết hợp giữa màu xanh và màu trắng để tạo nên cảm giác tinh khiết, sạch sẽ và đáng tin cậy.

Bởi vì màu xanh là màu tượng trưng cho sự tinh khiết, do đó các bao bì của sản phẩm nước uống tinh khiết cũng thường sử dụng gam màu này để thể hiện khía cạnh này.

Mặc dù màu xanh được xem là một gam màu tuyệt vời, song nó sẽ không bao giờ được sử dụng cho bất cứ loại bao bì nào liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Theo nhiều nghiên cứu, màu xanh làm giảm bớt cảm giác thèm ăn. Do đó, những người ăn kiêng thường sử dụng các dĩa màu xanh để giảm bớt việc ăn uống giúp duy trì cân nặng.

Trong thuyết tiến hóa cho thấy rằng màu xanh là màu kết hợp với chất độc, ngoại trừ quả việt quất và mận. Chính vì vậy, trong thiết kế bao bì, hộp giấy… của lĩnh vực thực phẩm, luật bất thành văn chính là không bao giờ sử dụng màu xanh trong thiết kế bao bì cho các sản phẩm liên quan đến thực phẩm.

2. Bao bì sử dụng màu đỏ – Tạo sự hưng phấn, kích thích

Màu đỏ kích thích tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim và khiến cho người ta thở gấp. Phản ứng nội tạng của cơ thể khi tiếp xúc màu đỏ làm cho phản ứng cơ thể trở nên năng nổ, mạnh mẽ. Chính vì thế, trong các thiết kế của bao bì thực phẩm thường sử dụng gam màu đỏ để kích thích sự thèm ăn. Màu đỏ mang đến cảm giác say mê, là một màu thường được ứng dụng trong thiết kế bao bì thực phẩm.

Màu đỏ đem đến cảm giác quyền lực, mạnh mẽ, năng nổ nên được sử dụng nhiều trong các bao bì mùa lễ hội như Trung thu, Tết Nguyên đán….

Trong văn hóa phương Đông, màu đỏ được xem như màu may mắn, thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng.

Tuy nhiên ở phương Tây, màu đỏ cũng biểu tượng cho máu, chiến tranh, đau thương và cả sự đe dọa. Do vậy, cần cẩn thận trong sử dụng màu đỏ để tận dụng ưu điểm và tránh gây phản cảm thái quá.

3. Bao bì màu cam – Sự vui vẻ, kích thích hành động

Màu cam là một gam màu nóng. Do đó khi sử dụng trong các thiết kế bao bì, hộp giấy cần cân nhắc để gam màu này không quá áp đảo các thông điệp thực tế của quảng cáo. Màu cam tạo cảm giác vui vẻ, kích thích sự hành động.

Màu cam trộn giữa đỏ và vàng tạo cảm giác tập thể và thường gắn với tuổi thơ. Do đó, trong các thiết kế bao bì, hộp giấy dành cho các sản phẩm của trẻ em, đa phần nhà thiết kế thường sử dụng màu cam làm gam màu chính.

Bên cạnh đó, trong nhiều nghiên cứu cho màu cam nhạt hấp dẫn với loại hàng hóa dành cho thị trường cấp cao, thích hợp cho dịch vụ y tế, khách sạn và các viện chăm sóc sắc đẹp dành cho phái nữ.

Trong khi đó màu cam sẫm nguyên bản lại mang đến thông điệp cho những sản phẩm có giới hạn thời gian. Màu sắc này cho thấy tính cấp thiết, làm cho thông điệp đáng chú ý hơn và thực hiện hành động. Nếu sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, màu cam nguyên bản cũng là gam màu đáng cân nhắc để sử dụng làm gam màu chính trong thiết kế bao bì, hộp giấy.

Với các sản phẩm nước giải khát, màu cam cũng là màu được ưa chuộng, bởi lẽ màu cam mang đến cảm giác vui vẻ, kích thích hành động khui nắp uống.

4. Bao bì màu xanh lá – Tượng trưng ý nghĩa sức khỏe, tươi mát và êm đềm

Màu xanh lá cây là màu màu lí tưởng cho các sản phẩm môi trường và sản phẩm ngoài trời. Màu xanh lá cây bản chất là biểu tượng cho màu sắc thiên nhiên. Chính vì vậy, màu xanh lá cây bao hàm ý nghĩa sức khỏe, tươi mát và êm đềm. Gam màu đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau.

Chính bởi biểu trưng cho màu sắc thiên nhiên, nên sắc xanh lá cây thường sử dụng làm gam màu chính cho bao bì các sản phẩm gắn liền với thiên nhiên, thể hiện sự thuần khiết. Trong đó, các sản phẩm nước uống đóng chai thường sử dụng gam màu này.

Bên cạnh đó, ngoài gợi ý ngoài trời khá rõ ràng, màu xanh lá cây cũng là một màu sắc có thể cải thiện sự sáng tạo.

Một nghiên cứu về “hiệu ứng màu xanh lá cây” đã chỉ ra rằng những người tham gia đã có nhiều ý tưởng sáng tạo khi trình bày với một đèn flash màu xanh lá cây hơn những màu khác. Thể hiện bao bì những sản phẩm mang tính sáng tạo thì màu xanh cũng là lựa chọn không tồi.

5. Bao bì màu tím, đen, trắng, hồng thu hút các giới sản phẩm làm đẹp

Mặc dù nhiều nhà bán lẻ vẫn thích giới thiệu sản phẩm của họ như một giải pháp phù hợp với cả hai giới tính. Tuy nhiên, đối với mỹ phẩm các nhà sản xuất thường nhắm đến các đối tượng khách hàng cụ thể hơn như cho nam hoặc nữ.

Đối với các sản phẩm cho nam giới như dao cạo râu, đồ dùng trong nhà… sự kết hợp của các yếu tố nam tính trong bao bì, hộp giấy bằng các màu như màu đen, xám, nâu các khối hình vuông sắc cạnh chính là mấu chốt tạo nên tỷ lệ bán hàng vượt trội.

Ngược lại, đối với những sản phẩm được sản xuất nhắm tới đối tượng khách hàng là phái đẹp, nếu bao bì, hộp giấy thiết kế xuất hiện những họa tiết mềm mại, nữ tính bao bì được đánh giá có tính thẩm mỹ và thực tiễn cao.

Loại bao bì được thiết kế theo phong cách này vừa thể hiện được đặc tính của sản phẩm, vừa được lòng giới chị em. Trong đó, các tông màu được các chị em yêu thích được kể đến đó là màu trắng, tím, hồng hay màu xanh.

Một bao bì tốt phải thu hút được sự cảm nhận tốt của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc nhìn ngắm, săm soi và sờ mó vào sản phẩm.

Là nhà thiết kế bao bì, hộp giấy chuyên nghiệp bạn không thể bỏ qua bất kì một yếu tố nào để làm nên thành công của một sản phẩm bao bì. Chính vì vậy, sự lựa chọn màu sắc phù hợp với sản phẩm cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.

Trước khi bắt đầu thiết kế sản phẩm bao bì, hộp giấy, nhà thiết kế cần tìm hiểu kĩ nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến. Xác định được đâu là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối một sản phẩm và đối với bao bì sản phẩm sẽ giúp cho việc định hướng và thiết kế được nhanh hơn và hiệu quả hơn.
(Nguồn: Sưu tầm)

bao-bi-thu-hut-khach2-1

5 Bí quyết thu hút khách hàng từ bao bì sản phẩm

Khi nhắc đến kinh doanh, các nhà lãnh đạo thường mô tả “Thương trường như chiến trường” ám chỉ tính chất khốc liệt trong kinh doanh. Trong cuộc chiến đó, việc đảm bảo chỗ đứng về mặt thương hiệu là một bài toán khó khăn. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, làm thế nào để thu hút được khách hàng ngay từ bao bì sản phẩm, làm thế nào để khách hàng nhận biết được thương hiệu sản phẩm là thách thức không nhỏ đối với mọi nhãn hàng. Vậy làm thế nào để tạo ra được mẫu bao bì đủ sức thuyết phục đối với khách hàng trong thời điểm vàng then chốt? Câu trả lời nằm ở những nguyên tắc được liệt kê dưới đây.

1. Bao bì bắt mắt – Thu hút từ “cái nhìn đầu tiên”

Trên thực tế, người đi mua hàng luôn luôn thiếu kiên nhẫn để xem toàn bộ thương hiệu đang được trưng bày. Do đó, yêu cầu đầu tiên trong quá trình thiết kê bao bì luôn phải đặt thứ tự ưu tiên cho hạng mục “bắt mắt” lên đầu. Bởi lẽ, bao bì của nhãn hàng bạn kinh doanh chỉ có thời gian ghi dấu ấn trong 1-2 giây đầu tiên. Hãy tạo cho khách hàng của bạn “tình yêu sét đánh” ngay tại thời-điểm-vàng, khoảnh khắc giao thoa giữa ánh nhìn ­­của khách hàng và bao bì của bạn.

Chính điều đó cho thấy, thiết kế của bao bì không chỉ cần nhất quán với hệ thống nhận dạng thương hiệu mà còn phải thật bắt mắt để được người đi mua hàng nhận biết nhanh nhất. Do đó, nhà thiết kế cần phải hiểu rõ vị trí bao bì được trưng bày với các góc nhìn khác nhau để bảo đảm sản phẩm lúc nào cũng thu hút người mua.

Bên cạnh đó, màu sắc của bao bì còn là yếu tố tác động tâm trạng khi quyết định mua hàng. Các mảng màu trong thiết kế bao bì đóng vai trò đặc biệt quan trọng dẫn dắt sự chú ý của người mua, đặc biệt trong những không gian trưng bày giới hạn.

Chính vì vậy, hãy chủ động thu hút sự chú ý của khách hàng bằng các gam màu đặc trưng, các gam màu này cũng nên được xác định ngay từ lần đầu tiên ra mắt sản phẩm.

Hai sản phẩm có chất lượng bằng nhau, nhưng sản phẩm có đầu tư về hình ảnh bao bì sẽ thu hút khách hàng hơn.

2. Bao bì “dễ mua, dễ bán”

Tại sao lại nói thiết kế bao bì cần phải “dễ mua, dễ bán”? Thật dễ hiểu khi đứng trước một rừng sản phẩm, khách hàng luôn bị choáng ngợp. Điều này dễ gây nhiễu loạn thông tin và tác động đến quyết định mua hàng. Chính vì vậy, khách hàng thường nghiêng theo giải pháp an toàn, họ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm thân thuộc trong tình huống “nan giải” như trên.

Thay đổi chưa hẳn là tốt, minh chứng là chiến dịch thay đổi bao bì của Tropicana đã thất bại vào tháng 01/2009.

Một tháng sau, hãng này đã phải sử dụng kiểu thiết kế trước đó để lấy lại sự yêu mến của khách hàng.
Hãy tạo cho khách hàng tâm lý an toàn, nếu bạn muốn họ đưa ra quyết định lựa chọn đối với sản phẩm mới. Bằng cách sử dụng hệ thống nhận dạng thương hiệu mà bạn đã miệt mài tạo ra, kết hợp với cái mới mẻ mà bạn đang muốn giới thiệu với khách hàng của mình.

Bên cạnh đó, thiết kế bao bì của bạn luôn phải đàm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy. Một bố cục nhất quán theo thông lệ của ngành hàng sẽ giúp người mua dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ. Thiết kế theo quan điểm này sẽ giúp khách hàng so sánh hai nhãn hàng tương đồng một cách thuận tiện nhất. Đừng bắt khách hàng của bạn phải tốn thời gian vào việc thẩm định lại nhãn hiệu sản phẩm. Điều này sẽ kéo dài thời gian ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng, kéo theo đó là tỷ lệ rớt đơn hàng sẽ cao hơn.

3. Bao bì “Tương đồng nhưng khác biệt”

Đối với bất cứ sản phẩm gì, khách hàng luôn thẩm định sản phẩm bằng mắt trước khi xem xét các yếu tố khác. Do đó, việc sử dụng hình ảnh thiết kế bao bì để truyền tải thông điệp sản phẩm là hết sức quan trọng, nó sẽ tạo một sợi dây giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại này, sản phẩm của bạn không phải là sản phẩm được tham dự cuộc đối thoại 1-1, mà là cuộc đối thoại giữa 1 và X1. Nghĩa là khách hàng của bạn không chỉ giao tiếp với sản phẩm của bạn, mà còn giao tiếp với sản phẩm của rất nhiều những đối thủ khác. Do đó, hãy học cách làm chủ cuộc “đối thoại ngầm” này.

Liệu sản phẩm của bạn đã đủ hấp dẫn để chiến thắng các đối thủ khác, trong cuộc chiến hình ảnh bao bì?

Bao bì – tự thân nó đã luôn được so sánh với những sản phẩm xung quanh trên kệ hàng. Chính vì vậy, bao bì luôn phải mới mẻ, luôn trong trạng thái “bình mới, rượu cũ”. Nói cách khác, thiết kế bao bì luôn phải hiện đại hơn đối thủ ngay trong cái nhìn đầu tiên.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy cấu trúc bao bì, đặc biệt là hình dáng và hệ thống thông tin là điểm quan trọng nhất để cấu thành sự khác biệt. Trong khi màu sắc và logo trên bao bì thường liên tưởng đến sự nhận biết của thương hiệu mang lại nét thân thuộc thì hình dáng lại gửi đi một thông điệp mạnh mẽ hoàn toàn khác. Việc sử dụng đồ họa trên bao bì cũng tạo nên khác biệt nếu thể hiện được những bứt phá so với truyền thống chung của ngành hàng.

4. Truyền tải thông điệp đơn giản, ngắn gọn, súc tích trên bao bì

Người mua thường dành rất ít thời gian để ra quyết định mua hàng. Vì lý do này, thông điệp trên bao bì sản phẩm khi bạn truyền tải đến khách hàng cần phải ngắn gọn, cô đọng, súc tích.

Hệ thống theo dõi ánh mắt trong hành vi của người mua hàng đã chứng minh rằng trong khoảng thời gian 5 giây, người mua đã duyệt xong một mẫu sản phẩm. Do đó, thông điệp bạn truyền tải hãy đảm bảo “càng ít càng tốt” (Simple is the best), cố gắng gói gọn thông điệp nội dung trong 4-6 từ và tập trung triển khai ý tứ bằng hình ảnh.

Đôi lúc, sự đơn giản lại gây ấn tượng hơn, làm cho thông điệp trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đừng biến sự đơn giản, tinh tế trong thiết kế bao bì thành sự đơn điệu.

Phong cách thiết kế tối giản (minimalist) là một trong những xu hướng được ưa chuộng nhất trong năm 2008

5. Thiết kế bao bì hướng đến sự bền vững

Thực tế người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến môi trường. Do đó, là nhà thiết kế thông minh, đừng bao giờ khiến khách hàng của mình trở nên nhạy cảm và khó chịu với sản phẩm khi gây xung đột với môi trường sống hiện tại.

Bao bì giấy – Tự thân nó đã hàm chứa thông điệp bảo vệ môi trường nhờ tính tái chế, dễ phân hủy và tiết kiệm chi phí

Để làm được điều này, những nhà thiết kế bao bì luôn phải chú tâm vào việc truyền tải những lợi ích khi sử dụng những bao bì thân thiện môi trường một cách rõ ràng, cụ thể, đơn giản và dễ hiểu.

Có thể dễ dàng nhận thấy, những cách thể hiện sáng kiến xanh độc đáo, khác biệt trên sản phẩm bao bì hiện tại luôn gây được tiếng vang tốt trong cộng đồng người mua hàng, nhà bán lẻ và cả người sử dụng. Hãy là nhà thiết kế bao bì khôn ngoan dẫn đầu xu thế thiết kế bao bì hướng đến sự bền vững, bằng cách sử dụng các chất liệu bao bì dễ dàng tái chế, hay những sáng kiến tuyệt vời khác khiến cho bao bì của bạn giá trị hơn cách mà nó đang hiện diện. Đó là con đường giúp bạn chinh phục trái tim khách hàng và hạ gục đối thủ “nhanh không tưởng” đó nhé!

Cuối cùng, trong chương trình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng, bao bì luôn được nhìn nhận là đóng vai trò quan trọng vào thời điểm vàng để sản phẩm lọt được vào mắt người đi mua hàng. Chính vì thế, nếu bạn muốn chinh phục khách hàng, hãy bắt đầu nghiên cứu chiến lược thích hợp để thu hút khách hàng ngay từ bao bì sản phẩm.

05-may-in-hien-dai-cong-nghe-in-1

Lịch sử nghề in ấn

Hàng nghìn năm kể từ sau khi chữ viết được phát minh ra ở Iraq, công việc sao chép tài liệu vẫn chủ yếu chỉ là chép tay. Một bản sao chép đòi hỏi lượng thời gian rất lớn, nó có thể tiêu tốn từ hàng tháng đến hàng năm trời mới có thể hoàn thành xong, và giá của những bản in này có lẽ chỉ thích hợp với túi tiền của tầng lớp thượng lưu. Điều này đã tạo ra một rào cản rất lớn trong việc lưu truyền kiến thức, thông tin, ý tưởng…., và do đó kéo tụt sự phát triển của cả một xã hội.

Chính sự thèm khát tri thức thông qua sách vở, tài liệu đã thúc đẩy con người phát minh ra một phương thức mới: in ấn. Kể từ khi những phương pháp in ấn đầu tiên ra đời tại Trung Quốc và Ấn Độ vào những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, cho đến khi Xerox – Chiếc máy in điện tử đầu tiên được công bố vào năm 1949 tại Mỹ, lịch sử của công nghệ in ấn gần như đã song hành với nền văn minh nhân loại.

Từ những phương thức in ấn thời kỳ sơ khai

Vào năm 175 sau công nguyên, Hoàng đế triều Hán ra lệnh thu thập và phong ấn những sách vở Khổng Giáo nhằm mục đích lưu lại những tài liệu vô giá này cho thế hệ sau. Điều này làm cho những trang sách của Khổng Tử trở nên cực kỳ khan hiếm, và những người theo đạo Khổng, với mong muốn sở hữu những cuốn sách này mà không cần phải đánh đổi lại bằng gần như toàn bộ gia tài của mình, đã khai sinh ra phương thức in ấn đầu tiên: giấy than. Bằng cách sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, sau đó chà xát nhiều lần bằng ván gỗ, họ đã có được một bản copy với nền đen chữ trắng.

Tuy nhiên, chính những người theo đạo Phật, chứ không phải những tín đồ Khổng giáo, mới là người tạo nên một bước đột phá trong công nghệ in. Nó được gọi là phương pháp in khuôn: những tài liệu, hình ảnh được khắc nổi trên một tấm ván gỗ, sau đó bôi mực lên trên, cuối cùng được dập vào giấy, quần áo… Công nghệ này sau đó trở nên cực kỳ phổ biến ở các nước Đông Á.

Ở Hàn Quốc, người ta đã tìm thấy những bản in của những trang Kinh Phật, với niên đại vào khoảng những năm 700-750 sau công nguyên. Ở Nhật Bản, công nghệ in thậm chí còn phát triển đến trình độ sản xuất hàng loạt. Năm 768 sau công nguyên, để tôn vinh phật tử Narra, triều đình đã đốc thúc việc in hàng loạt những loại bùa may mắn và những trang sách cầu nguyện. Có những tài liệu cho rằng dự án này đã kéo dài tới tận sáu năm, và số lượng những bản in được tạo ra lên đến hàng triệu bản. Nhiều bản vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, phương thức in khuôn tồn tại những nhược điểm quá lớn. Một bản in phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành, và sau khi in xong, bản in sẽ nhanh chóng được ném vào sọt rác. Thêm vào đó, nếu như người thợ vô tình để lại một lỗi nhỏ trên bản in, coi như anh ta sẽ phải bắt đầu công việc lại từ đầu.

Để giải quyết những vấn đề trên, Bi Cheng, một người thợ in ở đời Tống đã nghĩ ra phương pháp in rời các văn tự. Đầu tiên, những văn tự này sẽ được khắc nổi trên một mảnh đất sét, sau đó mảnh đất sét này được nung lên và gắn với một tấm sắt mỏng — một bản in đã được tạo ra. Sau khi hoàn thành, bản in này sẽ được cắt rời ra và lưu trữ cho việc in ấn sau này.

Rõ ràng, đây là một ý tưởng vĩ đại nhưng hoàn toàn không có tính thực tiễn, khi những văn tự Trung Quốc có thể lên đến hàng nghìn con chữ riêng biệt. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn nhanh chóng lan tràn khắp châu Á, và qua con đường Tơ lụa — sang châu Âu.

Cuộc cách mạng ở châu Âu

Với bảng chữ cái alphabet, công nghệ in rời trở nên đơn giản và dễ áp dụng hơn nhiều. Năm 1448, Johann Gutenberg trở thành người đầu tiên áp dụng phương pháp này. Gutenberg chọn những chất liệu kim loại để tạo ra những chữ cái, con số, hay những ký tự rời rạc, sau đó nhập chúng vào khuôn và sắp xếp để tạo ra một thông điệp trước khi nó được in ra hàng loạt.

Với vật liệu kim loại, rõ ràng công nghệ in của Gutenberg trở nên vượt trội so với những gì mà người Trung Quốc đã nghĩ ra: những bản in trở nên tinh xảo hơn, sắc nét hơn, đồng thời dễ bảo quản hơn. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu vào công nghệ in, và với cải tiến này, bản in trở nên đậm nét hơn, bền hơn nhiều lần so với những bản in sử dụng loại mực nước trước đây.

Chỉ sau khi ra đời được hơn 40 năm, phương pháp in rời nhanh chóng lan ra khắp châu Âu với hơn 20 triệu cuốn sách. Nó đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng truyền thông vào thời điểm đó, và có thể nói, đây chính là phát minh mở ra một thời kỳ mới trong nền văn minh Châu Âu: thời kỳ Phục Hưng. Công nghệ in của Gutenberg đã được tạp chí Life Magazine đánh giá là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử 1000 năm trở lại đây.

Và sau đó…

Công nghệ in ấn gần như không thay đổi trong suốt ba thế kỷ sau kể từ khi phương thức của Guntenberg ra đời. Phương thức này cho thấy tính hiệu quả cao hơn hẳn so với những phương thức trước đây, tuy nhiên, nó vẫn đòi hỏi quá nhiều sức lao động. Năm 1800, lãnh chúa Stanhope phát triển hình thức in ấn này bằng cách sử dụng những tấm thép nung, từ đó giảm nhân công lao động, tuy nhiên vẫn không cải thiện được năng suất (khoảng 250 trang/giờ).

Máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước được thiết kế vào năm 1811 bởi kiến trúc sư người Đức Friedrich Koenig, với khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ. Máy in này sau đó đã được bán cho tạp chí Times, và ở đây nó đã được cải tiến để có thể in lên cả hai mặt của tờ giấy.

Tuy nhiên, phải đến khi máy in Lino ra đời vào năm 1884, lịch sử ngành in mới thực sự có một cột mốc đáng nhớ. Bằng cách sử dụng máy đánh chữ (type-writter), máy Lino cho phép nhập các ký tự bằng cách vận hành cơ học thay vì bằng tay như trước đây. Với công suất có thể lên đến hàng triệu bản in trong một ngày, máy in Lino đã đưa báo chí trở thành phương tiện truyền thông chính vào thời điểm đó.

Thế kỷ 20, kỷ nguyên của những chiếc máy in điện tử

Những chiếc máy photocopy đầu tiên

Năm 1938, Chester Carlson, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học Caltech, đã phát triển ý tưởng tạo ra công nghệ “in khô” thông qua máy in điện tử. Anh đã cố bán ý tưởng này cho hơn 20 công ty , trong đó có IBM, tuy nhiên tất cả đều cho rằng anh chàng này đã mất trí –ai lại cần đến cỗ máy để làm thay công việc của một tờ giấy than?

Cuối cùng, đến năm 1949, tập đoàn Haloid tại New York đã đồng ý chi tiền để biến ý tưởng của Carlson thành sự thực. Họ gọi công nghệ này này là “Xerography” (tiếng Hy Lạp nghĩa là in khô), và sau đó tập đoàn này đã đổi tên thành Xerox – Tập đoàn in ấn lớn nhất thế giới hiện nay.

Cơ chế hoạt động của máy in này có thể được tóm gọn như sau: trục in sẽ được sạc tĩnh điện để tạo ra một điện thế có thể lên đến hàng vạn vôn, sau đó một luồng ánh sáng được quét qua bản gốc, gửi những hình ảnh từ bản gốc đến trục in, tạo ra sự khác biệt về phân bố điện tích trên trục in. Một loại mực bột đặc biệt sẽ được phun lên mặt trục in và dính vào trục in theo sự phân bố điện tích này. Cuối cùng, trang giấy được áp lên mặt trục in và sao lại hình ảnh từ đây.

Về cơ bản, một máy photocopy sẽ có ba trục: trục in để in lại những hình ảnh cần photo lên giấy, trục ép để ép chặt những hạt mực vào giấy, và trục lau để lau sạch trục in, chuẩn bị cho một lần photo mới.

Một chiếc máy photocopy cổ điển gặp rất nhiều vấn đề trong việc photo hàng loạt. Để photo ra 50 bản sao từ một bản gốc, bạn sẽ phải tiến hành quét đến 50 lần. Trong khi đó, với những chiếc máy hiện đại, được tích hợp công nghệ in số hóa và thiết bị in laser, bạn sẽ chỉ cần quét qua bản in một lần, những hình ảnh này sẽ được lưu vào bộ nhớ và thiết bị in sẽ tạo ra 50 bản in — nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.

Công nghệ in laser

Máy in Laser được phát triển bởi Gary Starkweather, một nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn Xerox vào năm 1969. Về cơ bản, những chiếc máy in laser cũng có cơ chế hoạt động tương tự như những máy photocopy, nhưng điểm cải tiến ở đây là việc sử dụng những chùm tia laser để quét qua văn bản gốc do đó rút ngắn được thời gian in và tăng công suất cho máy in. Với những văn bản đen trắng, những chiếc máy in laser có thể cho ra 200 bản photo trong vòng chưa đầy 1 phút. Và tốc độ này với những bản in màu là 100 bản/ phút — vẫn là một tốc độ cực kỳ lý tưởng.

Những chiếc máy in laser đầu tiên được bán với giá 8500 bảng Anh, con số nằm ngoài khả năng của nhiều người lúc đó. Trong khi hiện nay bạn có thể mua được một chiếc máy in laser tầm trung chỉ với giá khoảng 100 bảng, và với 150 bảng, bạn đã có thể sở hữu những chiếc máy in tương đương với những chiếc có giá 3500 bảng vào năm 1985. Ví dụ trên cho thấy những tiến bộ vượt bậc của công nghệ in ấn trong việc đưa sản phẩm này đến gần hơn với thị trường tiêu thụ.

Công nghệ in ma trận điểm (in kim)

Chỉ một vài năm sau khi công nghệ in laser ra đời, năm 1970, tập đoàn công nghệ điện tử Maynard, Massachusett đã cho ra mắt một sản phẩm mới: máy in ma trận điểm. Máy in này hoạt động có phần giống với một chiếc máy đánh chữ: nó bao gồm đầu in có thể di chuyển được, những đầu in này sẽ chấm qua một băng mực và làm hiện mực lên trang giấy cần in. Với việc những ký tự được tạo ra bằng những điểm, số lượng phông chữ trở nên rất đa dạng.

Ngay khi vừa ra đời, máy in ma trận điểm đã trở thành món hàng được ưa chuộng trên thị trường bởi sự linh hoạt, đa dạng mẫu mã, đồng thời giá thành lại rất phù hợp với túi tiền của người sử dụng. Tuy nhiên, những chiếc chiếc máy in này đã nhanh chóng trở nên lạc hậu do tồn tại quá nhiều nhược điểm: in chậm, độ phân giải của bản in rất thấp, lại không có khả năng in được hình ảnh và quá ồn ào khi làm việc. Ngày nay, những chiếc máy in này chỉ còn được sử dụng vào việc in các hóa đơn tại các cửa hàng, siêu thị.

Công nghệ in phun

Công nghệ in phun ra đời nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chuyển những hình ảnh sống động trên máy tính thành những hình ảnh trên giấy. Đúng với tên gọi của mình, công nghệ này hoạt động bằng cách “bắn” những giọt mực lên giấy nền để tạo ra những hình ảnh mong muốn. Mực in sẽ được phun qua các lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ rất lớn (khoảng 5000 lần/ giây). Do kích thước rất nhỏ của mỗi giọt mực (chỉ với kích thước của một…sợi tóc), bản in được tạo ra sẽ trở nên cực kỳ sắc nét. Với mật độ lỗ kim rất dày, độ phân giải gốc của máy in có thể lên tới hàng nghìn dpi (nghĩa là máy in có thể phun hàng nghìn giọt mực trên 1inch giấy in, bằng khoảng 2,5cm). Đồng thời, khả năng pha trộn màu sắc rất đa dạng từ các màu cơ bản, công nghệ này có thể tạo ra những màu sắc rực rỡ nhất mà bạn muốn có trên bản in.

Ngay khi vừa ra đời, máy in ma trận điểm đã trở thành món hàng được ưa chuộng trên thị trường bởi sự linh hoạt, đa dạng mẫu mã, đồng thời giá thành lại rất phù hợp với túi tiền của người sử dụng. Tuy nhiên, những chiếc chiếc máy in này đã nhanh chóng trở nên lạc hậu do tồn tại quá nhiều nhược điểm: in chậm, độ phân giải của bản in rất thấp, lại không có khả năng in được hình ảnh và quá ồn ào khi làm việc. Ngày nay, những chiếc máy in này chỉ còn được sử dụng vào việc in các hóa đơn tại các cửa hàng, siêu thị.

Kinh Kim Cương là bản in có tuổi thọ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến nay, khi được ra đời vào khoảng năm 868 sau công nguyên. Cuốn kinh này đã được tìm thấy tại hang Đôn Hoàng nằm dọc trên con đường Tơ lụa lịch sử, vào năm 1907

Kỷ lục in nhanh nhất thuộc về chiếc máy in IBM Infoprint 4100 với tốc độ in 330 trang trong vòng một phút. Nó cũng là chiếc máy in đắt nhất thế giới với giá thành vào khoảng 100 triệu đô la cho một chiếc.

Chiếc máy in đồ sộ nhất thế giới: Kỷ lục này thuộc về chiếc máy in MITSUBISHI DIAMONDSTAR,với kích thước bằng khoảng… 1 tòa nhà 4 tầng. Giá thành 1 chiếc máy in vào khoảng 50 triệu yên Nhật, tương đương với khoảng hơn 6 trăm nghìn USD.

anh-in-offset

5 Bước cơ bản trong quy trình in Offset bao bì giấy

Năm 1903, Ira Washington Rubel được xem như là người đầu tiên tiếp cận và ứng dụng công nghệ in offset trên giấy. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho công ty in ấn tự động Harris.
Đây là hai dấu son nền tảng làm nên sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ in ấn này. Sau nhiều thăng trầm, năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho ngành in ấn thương mại. Bên cạnh đó, sau nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ, ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này. Vậy in offset là gì và kỹ thuật in offset phải trải qua những quá trình gì để hoàn thiện bản in? Cùng HÀ AN tìm hiểu thêm về kỹ thuật này nhé!

1. Khái niệm in Offset trong sản xuất bao bì

In offset là một kỹ thuật in ấn mà trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) rồi mới ép từ miếng cao su này lên bề mặt giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước dính lên giấy theo mực in. In offset có nhiều ưu điểm nên rất được lòng các nhà sản xuất. Trong đó, các ưu điểm nổi trội bao gồm:

Chất lượng hình ảnh cao, nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
Ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, da thô nhám).
Chế tạo các bản in offset dễ dàng hơn
Các bản in có tuổi thọ lâu hơn.

2. Các bước in Offset trong sản xuất bao bì

2.1 Thiết kế chế bản

Để có được bản In offset chất lượng, không bị lỗi hỏng đầu tiên phải tạo ra chế bản in trên chuẩn trên máy tính hay có thể hiểu là thiết kế bản in chuẩn file.

Các thông tin cần trình bày trên thiết kế một cách hài hòa cả về nội dung, hình thức và màu sắc theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, khách hàng. Sau khi đã thỏa thuận và hoàn thiện quá trình thiết kế, đơn vị in offset có thể chuyển sang bước kế tiếp là outfilm.

2.2 Output film

Sau khi thiết kế chế bản hoàn thành, kỹ thuật viên in ấn sẽ tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).

Hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản có thể hòa sắc để tạo nên tất cả các màu sắc khác. Những màu cần thiết được kết hợp từ 3 trong 4 màu nói trên hay cả 4 màu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả màu sắc khác nhau. Quá trình này gọi là “output 4 tấm film”.

2.3 Phơi bản kẽm

Sau khi có 4 tấm phim, kỹ thuật viên in ấn sẽ đem phơi từng tấm một lên bản kẽm hoặc có thể hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Đây là bước thứ 3 trong quá trình in offset.

2.4 In Offset

Trong quá trình in offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, sự bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệp của kỹ thuật viên.
Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực C và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.

Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.
Trong quy trình in, kỹ thuật viên in ấn sẽ phải chạy thử các bản nháp nhằm đảm bảo màu in ổn định. Khi tiến hành in offset, nhà in phải trừ hao giấy để đảm bảo chất lượng.

2.5 Gia công sau in

Sau khi in offset, kỹ thuật viên in ấn sẽ thực hiện đến bước cuối cùng để hoàn thiện bản in offset đó là quá trình gia công sau in. Thông thường, quá trình gia công sau in được ứng dụng rộng rãi đó là quá trình cán mờ và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.

Cán màng mờ là quá trình tô điểm thêm cho sản phẩm và không bắt buộc phải gia công, tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng. Cán màng mờ là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán màng mờ sẽ giúp cho việc in tờ rơi được mịn màng và giúp hình ảnh trở nên bắt mắt. Để đảm bảo quá trình in offset không xảy ra lỗi và phải tiến hành in lại, kỹ thuật viên in ấn phải thực sự tỉ mỉ trong các bước, để tạo nên bản in chất lượng.
(Nguồn: Sưu tầm)

Để có được sản phẩm in ấn, bao bì bằng công nghệ in offset hiện đại và tốt nhất.
Quý khách hãy liên hệ Hà An qua:
Công ty Cổ phần In Hà An
Email: kinhdoanh@inhaan.vn
SĐT: 024 625 36492 – 0985.649.304

tem-halogen

Thiết kế tem bảo hành trên chất liệu decal 7 màu

Tem 7 màu không chỉ là tem chống hàng giả mà còn là công cụ niêm phong hàng hóa, bảo hành sản phẩm. Các sản phẩm, hàng hóa được đóng bao bì và bảo vệ bằng Tem 7 màu, khi có dấu hiệu mở bao bì thì người tiêu dùng có thể từ chối mua sản phẩm đó. Điều đó càng làm cho người tiêu dùng nhận được những sản phẩm chất lượng nhất từ công ty của bạn.

Tem 7 màu hay còn được gọi là tem hologram, đây là loại tem có thể thay đổi màu sắc khi bạn thay đổi góc độ nhìn vào con tem này. tương ứng với đó là thông tin dấu hiệu nhận biết được cung cấp từ doanh nghiệp của bạn.

Tem 7 màu vỡ là dạng tem bảo hành, tem chống hàng giả có độ tin cậy cao nhất hiện nay tại Việt Nam. Việc thiết kế tem 7 màu cũng giống với thiết kế in tem vỡ thông thường, tuy nhiên công nghệ in tem 7 màu hoàn toàn khác với việc in tem decal vỡ giấy.

Chọn in tem decal 7 màu để dán nhãn hàng hóa, sản phẩm của mình là cách bạn bảo vệ thương hiệu trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh hiện nay; ngoài ra, con tem còn mang đến sự tin tưởng khi mua hàng từ khách hàng của bạn.

Tem 7 màu có cấu tạo gồm 3 lớp:

Lớp trên cùng của tem 7 màu là 1 lớp nilon bóng mỏng.
Lớp thứ 2 của tem 7 màu là lớp decal 7 màu lấp lánh rất đẹp
Lớp thứ 3 của tem 7 màu là lớp đế. Lớp thứ 2 có keo dính với lớp thứ 3. Đảm bảo tem không bị khô hay hỏng. Khi sử dụng chỉ cần bóc tem ra khỏi lớp đế và dán lên sản phẩm cần bảo hành.
Khi có tác động của người sử dụng như cố tình bóc tem: Lớp trên cùng sẽ bong ra và lớp thứ 2 sẽ tự nát và không còn bất cứ thông tin bảo hành nào nữa. Khi đó tem đã bị hỏng và không còn giá trị bảo hành.

Ưu điểm của tem 7 màu là:

  • Khả năng bảo hành cao.
  • Không thể làm giả tem.
  • Độ mỹ thuật rất đẹp, Tem 7 màu lấp lánh 7 màu như cầu vồng biến đổi theo từng góc nhìn khác nhau. Làm tăng thêm giá trị của sản phẩm được dán tem.
  • In tem 7 màu và gia công tem hoàn toàn được làm tự động bằng máy móc hiện đại vì thế kích thước và kiểu dáng cả triêu tem đều đồng nhất như một.

Giải pháp chống hàng giả, hàng nhái qua in tem 7 màu

Giải pháp nhanh chóng và trực tiếp nhất giúp người tiêu dùng phân biệt được đâu là chính hãng, đâu là hàng giả hàng nhái chính là thông qua tem chống hàng giả.
(Nguồn: Sưu tầm)

Tìm hiểu chi tiết công nghệ và giá thành in tem 7 màu, Hà An sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt vai trò người hướng dẫn cho khách hàng, bảo vệ thương hiệu và doanh thu của chính mình.
Đặt in các sản phẩm in ấn giá rẻ qua Hotline: 037 664 3232 – 0977 003 666
Website:https://haanpackaging.vn/ Email: saleadmin@haanpackaging.vn

229

Các thuật ngữ trong ngành in ấn

Mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ chuyên dụng, nhằm để gọi tên các phương pháp hoặc chất liệu khác nhau mà chỉ những người có liên quan mới nắm được ý nghĩa của chúng. Ngành in cũng sử dụng nhiều thuật ngữ và được mọi người sử dụng khá phổ biến. Nếu công việc hiện tại của bạn có liên quan trong ngành in ấn hoặc thiết kế hoặc mong muốn tìm hiểu về in ấn thì nên hiểu rõ những thuật ngữ dưới đây. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành in ấn hiện nay.

1. Chất liệu giấy in

  • Giấy crystal: có một mặt láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng, mặt còn lại nhám, thường được dùng trung gian giữa giấy Bristol và couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm.
  • Giấy couche: là loại giấy dùng để in ấn thường có độ bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure… Định lượng vào khoảng 90-300g/m2. Ngoài ra còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
  • Giấy Duplex: có bề mặt láng và bóng gần như Bristol, mặt kia sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng của giấy Duplex thường trên 300g/m2.
  • Giấy Ford: là loại giấy thông dụng nhất hiện nay, có độ nhám, bám mực tốt phổ biến nhất là các loại giấy A4 hiện nay sử dụng trong các tiệm photocopy.
  • Giấy Bristol: Có bề mặt hơi bóng, mịn, láng cả 2 mặt, bám mực tốt vừa phải, do vậy in ofset sẽ đẹp, giấy Bristol thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời… định lượng thường được sử dụng từ 230 – 350 g/m2.
  • Giấy Ivory: Bề mặt hơi bóng và mịn, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, mặt không láng thường nằm ở mặt trong sản phẩm – mặt trong vỏ hộp. (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).

2. Các công đoạn khi in hoặc thiết kế bất kỳ các sản phẩm nào như thiết kế mẫu túi giấy hoặc hộp giấy điều cần đến những bước sau:

  • Bình bài: định vị, sắp xếp các trang in trên một tấm kẽm, sao cho khoa học, chính xác nhất. Mục đích của việc này là để sau khi in xong ta có thể sắp xếp thứ tự các trang giấy theo đúng vị trí ban đầu mà không gây khó khăn gì trong quá trình sắp xếp.
  • Cán bóng: là công đoạn cán nhựa vào sản phẩm bằng nhiệt để tạo mặt bóng trên thành phẩm. Các ấn phẩm dùng cán bóng thường là bìa sách, card visit.
  • Bế: tạo thành đường hằn trên giấy để dễ dàng gập thành hình hoàn chỉnh.

3. Các kỹ thuật in ấn

  • In offset: là kỹ thuật in ấn hiện đại sử dụng hình ảnh in mực ép lên các tấm offset rồi mới ép lên giấy.
  • In lụa: dùng để gọi tên khi bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa.
  • In kỹ thuật số: là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông đa dạng tiết kiệm thời gian so với in truyền thống. In kỹ thuật số bao gồm hai phương pháp cơ bản: in laser và in phun

Ngoài những thuật ngữ cơ bản trên thì còn rất nhiều thuật ngữ khác như: ép kim, bảng bông, bản kẽm, cán UV, CMYK,vv…

Trên đây chỉ là những thuật ngữ thường hay sử dụng nhất nhằm giúp bạn nắm rõ ý nghĩa tên gọi của chúng. Hy vọng, những thuật ngữ trên sẽ hữu dụng với bạn trong khi tìm hiểu những gì liên quan đến ngành in ấn bao bì. Nếu muốn làm việc trong lĩnh vực in ấn thiết, bạn nên tìm hiểu sâu hơn để thuận lợi cho bản thân.
(Nguồn: Sưu tầm)