abc

Những quy luật để in được bao bì giấy ấn tượng

Sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của ngành sản xuất bao bì các loại. Để kiến sản phẩm của mình trở nên nổi bật, bắt mắt hơn so với đối thủ cạnh tranh, các nhà sản xuất luôn tìm cách thiết kế các bao bì, vỏ hộp, nhãn mác đẹp và độc nhằm gây ấn tượng đối với thị giác của khách hàng.

Khách hàng luôn có ấn tượng đẹp và bị thúc đẩy nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm bao bì bắt mắt. Hiểu rõ vấn đề này, các doanh nghiệp sản xuất đầu tư rất nhiều chi phí cho khâu sáng tạo bao bì sản phẩm.

Tuy nhiên, để tạo ra được sản phẩm bao bì giấy đúng chuẩn, đẹp mắt và đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất, các nhà thiết kế cần phải nắm rõ những nguyên tắc, quy luật cơ bản trong thiết kế.
Đặc biệt, nắm vững các nguyên tắc này để đảm bảo được sản phẩm mình thiết kế đạt chuẩn mực, đồng thời cũng vẫn giữ được nguồn cảm hứng của nhà thiết kế. Vậy, những nhà thiết kế bao bì giấy cần nắm vững những quy luật nào để thiết kế bao bì, nhãn mác vừa sáng tạo, bắt mắt vừa phù hợp, đạt chuẩn?

1. Thiết kế bao bì giấy đơn giản, rõ ràng

Hầu hết các thiết kế bao bì sản phẩm khi được sản xuất ra thị trường đều được bày bán cùng nhiều sản phẩm khác cùng loại. Trong hàng ngàn sản phẩm cùng được trưng bày tại kệ tại siêu thị, cửa hàng… sản phẩm bao bì của bạn cần phải bắt mắt hơn những sản phẩm khác.

Tuy nhiên, nếu thiết kế của bạn quá cầu kì và khó hiểu, thông điệp sản phẩm không rõ ràng thì bao bì sản phẩm của bạn không đủ sức thuyết phục khách hàng, không đủ thu hút để khách hàng cầm nắm sản phẩm và đọc thông tin, nội dung để thôi thúc khách hàng quyết định mua sản phẩm.
Do đó, quy tắc đầu tiên trong thiết kế bao bì giấy, hộp giấy là thiết kế cần phải đơn giản, rõ ràng. Một thiết kế “sạch” luôn thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên.

2. Thiết kế bao bì giấy cần trung thực

Trung thực trong khâu thiết kế chính là không “phóng đại” sản phẩm lên quá xa so với thực tế. Là nhà thiết kế bao bì chuyên nghiệp, bạn chính là người “vẽ” lên sản phẩm trong sự tưởng tượng của khách hàng ngay khi tiếp xúc lần đầu.

Tuy nhiên, để sản phẩm đến được với người dùng, bạn nên thiết kế một bao bì gần nhất với thực tế sản phẩm, không nên để khách hàng tưởng tượng sản phẩm ở một khía cạnh quá xa so với thực tế, tránh để khách hàng hụt hẫng và phê phán thiết kế bao bì “ảo”, gây cảm xúc không tốt đối với khách hàng. Một bao bì sản phẩm thành công là bao bì bắt mắt dựa trên sự trung thực.

3. Thiết kế bao bì cá tính, độc đáo

Các sản phẩm bao bì giấy, được dùng để giao tiếp với khách hàng, giới thiệu với khách hàng các tính chất và đặc điểm của sản phẩm. Tuy nhiên, đôi khi chỉ đơn thuần như thế sẽ gây nên sự nhàm chán dù một bao bì đơn giản giúp người ta dễ tìm kiếm thông tin.Khi một thiết kế độc đáo, mới lạ và có cá tính riêng được thể hiện trên bao bì sẽ mang lại ấn tượng thú vị cho người sử dụng. Nhờ đó, bao bì có sức hút riêng đối với khách hàng, cũng gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Để ghi lại ấn tượng sâu đậm với khách hàng, thiết kế bao bì của bạn phải độc đáo, khác biệt. Đây là nguyên tắc thiết kế bao bì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý tưởng sáng tạo, phong cách thiết kế, đối tượng khách hàng…

4. Thiết kế bao bì phải chú ý đến hiệu ứng quầy hàng

Một sản phẩm không bao giờ xuất hiện một mình mà luôn luôn xuất hiện cùng nhiều sản phẩm cùng loại khác trên kệ hàng. Thông thường, sản phẩm được xếp thành nhiều cột ngang và cột dọc trên kệ hàng để tạo ra hiệu ứng bắt mắt người tiêu dùng. Nguyên tắc này cần vận dụng nhuần nhuyễn với các sản phẩm bao bì thường trưng bày tại các siêu thị, showroom, hội chợ, triển lãm…
Khi thiết kế sản phẩm, nhà thiết kế cần phải tính toán và nắm rõ hiệu ứng của thiết kế khi trưng bày cùng nhiều bao bì cùng loại để tạo nên sức hút cho sản phẩm.

5. Thiết kế bao bì quan trọng khả năng mở rộng

Một thiết kế bao bì hoàn hảo cần phải chú ý đến đặc tính mở rộng của thiết kế, nghĩa là thiết kế có thể cho phép giới thiệu một chuỗi sản phẩm liên kết với nhau.

Ví dụ, cùng một dòng sản phẩm của một thương hiệu, bạn phải thiết kế bao bì sao cho sản phẩm thiết kế này có thể ứng dụng, chuyển hóa thành các thiết kế tương tự, theo cùng một style, cùng một cách thể hiện để khách hàng có thể nhìn vào sản phẩm và nhận biết sản phẩm đó thuộc thương hiệu nào.
Các loại bao bì sản phẩm của cùng một thương hiệu phải có sự liên kết và mức độ nhận biết thương hiệu nhất định. Đây là đặc tính mở rộng của thiết kế bao bì.

6. Thiết kế bao bì gắn với thực tế

Nguyên tắc thiết kế bao bì cuối cùng mà nhà thiết kế cần nắm đó chính là tính thực tế. Bao bì thiết kế ấn tượng và hữu dụng không chỉ để chứa đựng, bảo quản, giới thiệu về sản phẩm mà còn giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

Một thiết kế bao bì tốt là thiết kế bao bì thực tế, biến bao bì sản phẩm của bạn trở nên tinh tế và hiện đại. Thực hiện tốt nguyên tắc này, bạn sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, tăng thêm “điểm cộng” cho bao bì của bạn trong mắt khách hàng.

Một thiết kế bao bì tốt là thiết kế mà khi bao bì này rời khỏi sản phẩm mà bao bì được sản xuất ra để bảo vệ, nó còn được khách hàng tận dụng để sử dụng, chứa đựng những vật thể khác sau đó. Đây được đánh giá là một thiết kế hữu dụng và là thành công của nhà thiết kế.

Những quy luật để thiết kế bao bì giấy đáp ứng các tiêu chí đẹp, độc, bắt mắt và hữu dụng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng được những quy luật cơ bản được nêu ra trên đây, bạn hoàn toàn có thể thiết kế ra được một mẫu thiết kế bao bì nói chung và bao bì giấy nói riêng bắt mắt và phù hợp.
(Nguồn: Sưu tầm)

tem-halogen

Thiết kế tem bảo hành trên chất liệu decal 7 màu

Tem 7 màu không chỉ là tem chống hàng giả mà còn là công cụ niêm phong hàng hóa, bảo hành sản phẩm. Các sản phẩm, hàng hóa được đóng bao bì và bảo vệ bằng Tem 7 màu, khi có dấu hiệu mở bao bì thì người tiêu dùng có thể từ chối mua sản phẩm đó. Điều đó càng làm cho người tiêu dùng nhận được những sản phẩm chất lượng nhất từ công ty của bạn.

Tem 7 màu hay còn được gọi là tem hologram, đây là loại tem có thể thay đổi màu sắc khi bạn thay đổi góc độ nhìn vào con tem này. tương ứng với đó là thông tin dấu hiệu nhận biết được cung cấp từ doanh nghiệp của bạn.

Tem 7 màu vỡ là dạng tem bảo hành, tem chống hàng giả có độ tin cậy cao nhất hiện nay tại Việt Nam. Việc thiết kế tem 7 màu cũng giống với thiết kế in tem vỡ thông thường, tuy nhiên công nghệ in tem 7 màu hoàn toàn khác với việc in tem decal vỡ giấy.

Chọn in tem decal 7 màu để dán nhãn hàng hóa, sản phẩm của mình là cách bạn bảo vệ thương hiệu trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh hiện nay; ngoài ra, con tem còn mang đến sự tin tưởng khi mua hàng từ khách hàng của bạn.

Tem 7 màu có cấu tạo gồm 3 lớp:

Lớp trên cùng của tem 7 màu là 1 lớp nilon bóng mỏng.
Lớp thứ 2 của tem 7 màu là lớp decal 7 màu lấp lánh rất đẹp
Lớp thứ 3 của tem 7 màu là lớp đế. Lớp thứ 2 có keo dính với lớp thứ 3. Đảm bảo tem không bị khô hay hỏng. Khi sử dụng chỉ cần bóc tem ra khỏi lớp đế và dán lên sản phẩm cần bảo hành.
Khi có tác động của người sử dụng như cố tình bóc tem: Lớp trên cùng sẽ bong ra và lớp thứ 2 sẽ tự nát và không còn bất cứ thông tin bảo hành nào nữa. Khi đó tem đã bị hỏng và không còn giá trị bảo hành.

Ưu điểm của tem 7 màu là:

  • Khả năng bảo hành cao.
  • Không thể làm giả tem.
  • Độ mỹ thuật rất đẹp, Tem 7 màu lấp lánh 7 màu như cầu vồng biến đổi theo từng góc nhìn khác nhau. Làm tăng thêm giá trị của sản phẩm được dán tem.
  • In tem 7 màu và gia công tem hoàn toàn được làm tự động bằng máy móc hiện đại vì thế kích thước và kiểu dáng cả triêu tem đều đồng nhất như một.

Giải pháp chống hàng giả, hàng nhái qua in tem 7 màu

Giải pháp nhanh chóng và trực tiếp nhất giúp người tiêu dùng phân biệt được đâu là chính hãng, đâu là hàng giả hàng nhái chính là thông qua tem chống hàng giả.
(Nguồn: Sưu tầm)

Tìm hiểu chi tiết công nghệ và giá thành in tem 7 màu, Hà An sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt vai trò người hướng dẫn cho khách hàng, bảo vệ thương hiệu và doanh thu của chính mình.
Đặt in các sản phẩm in ấn giá rẻ qua Hotline: 037 664 3232 – 0977 003 666
Website:https://haanpackaging.vn/ Email: saleadmin@haanpackaging.vn

229

Các thuật ngữ trong ngành in ấn

Mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ chuyên dụng, nhằm để gọi tên các phương pháp hoặc chất liệu khác nhau mà chỉ những người có liên quan mới nắm được ý nghĩa của chúng. Ngành in cũng sử dụng nhiều thuật ngữ và được mọi người sử dụng khá phổ biến. Nếu công việc hiện tại của bạn có liên quan trong ngành in ấn hoặc thiết kế hoặc mong muốn tìm hiểu về in ấn thì nên hiểu rõ những thuật ngữ dưới đây. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành in ấn hiện nay.

1. Chất liệu giấy in

  • Giấy crystal: có một mặt láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng, mặt còn lại nhám, thường được dùng trung gian giữa giấy Bristol và couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm.
  • Giấy couche: là loại giấy dùng để in ấn thường có độ bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure… Định lượng vào khoảng 90-300g/m2. Ngoài ra còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
  • Giấy Duplex: có bề mặt láng và bóng gần như Bristol, mặt kia sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng của giấy Duplex thường trên 300g/m2.
  • Giấy Ford: là loại giấy thông dụng nhất hiện nay, có độ nhám, bám mực tốt phổ biến nhất là các loại giấy A4 hiện nay sử dụng trong các tiệm photocopy.
  • Giấy Bristol: Có bề mặt hơi bóng, mịn, láng cả 2 mặt, bám mực tốt vừa phải, do vậy in ofset sẽ đẹp, giấy Bristol thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời… định lượng thường được sử dụng từ 230 – 350 g/m2.
  • Giấy Ivory: Bề mặt hơi bóng và mịn, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, mặt không láng thường nằm ở mặt trong sản phẩm – mặt trong vỏ hộp. (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).

2. Các công đoạn khi in hoặc thiết kế bất kỳ các sản phẩm nào như thiết kế mẫu túi giấy hoặc hộp giấy điều cần đến những bước sau:

  • Bình bài: định vị, sắp xếp các trang in trên một tấm kẽm, sao cho khoa học, chính xác nhất. Mục đích của việc này là để sau khi in xong ta có thể sắp xếp thứ tự các trang giấy theo đúng vị trí ban đầu mà không gây khó khăn gì trong quá trình sắp xếp.
  • Cán bóng: là công đoạn cán nhựa vào sản phẩm bằng nhiệt để tạo mặt bóng trên thành phẩm. Các ấn phẩm dùng cán bóng thường là bìa sách, card visit.
  • Bế: tạo thành đường hằn trên giấy để dễ dàng gập thành hình hoàn chỉnh.

3. Các kỹ thuật in ấn

  • In offset: là kỹ thuật in ấn hiện đại sử dụng hình ảnh in mực ép lên các tấm offset rồi mới ép lên giấy.
  • In lụa: dùng để gọi tên khi bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa.
  • In kỹ thuật số: là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông đa dạng tiết kiệm thời gian so với in truyền thống. In kỹ thuật số bao gồm hai phương pháp cơ bản: in laser và in phun

Ngoài những thuật ngữ cơ bản trên thì còn rất nhiều thuật ngữ khác như: ép kim, bảng bông, bản kẽm, cán UV, CMYK,vv…

Trên đây chỉ là những thuật ngữ thường hay sử dụng nhất nhằm giúp bạn nắm rõ ý nghĩa tên gọi của chúng. Hy vọng, những thuật ngữ trên sẽ hữu dụng với bạn trong khi tìm hiểu những gì liên quan đến ngành in ấn bao bì. Nếu muốn làm việc trong lĩnh vực in ấn thiết, bạn nên tìm hiểu sâu hơn để thuận lợi cho bản thân.
(Nguồn: Sưu tầm)

z1168457574224_2d5416cb87586f2663c89d059fb415cc2-1

Hộp nam châm là gì?

Đối với các doanh nghiệp khi có nhu cầu đặt in hộp giấy họ thường chọn những thiết kế đơn giản như nắp mở, hoặc cầu kỳ hơn là nắp nam châm. Song, chất liệu đa phần là bằng giấy, vì thế chúng thường mang lại ít sự trải nghiệm cho khách hàng của họ. Giờ đây, khi công nghệ in ấn dần phát triển hơn, người ta thiết kế mẫu in hộp cứng nam châm nhằm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, tăng giá trị cho sản phẩm chứa đựng bên trong.

Trong lĩnh vực sản xuất hộp giấy, hộp nam châm hiện lên như là loại hộp cao cấp, đặc biệt dùng để đựng quà tặng hoặc sản phẩm có giá trị. Mặc dù được sử dụng phổ biến song đối với nhiều người khái niệm hộp nam châm vẫn còn khá xa lạ. Vậy hộp nam châm là gì?

Hộp nam châm là tên gọi của một loại hộp có nắp được gắn nam châm để đóng, mở dễ dàng. Xem hình phía dưới để hiểu rõ hơn về khái niệm hộp nam châm.

Hộp nam châm là hộp có nắp được gắn nam châm.

Tại sao nên dùng hộp nam châm?

Hộp nam châm là mẫu hộp mới ra đời trong vài năm trở lại đây, nhưng đường nét và kiểu dáng của nó ngay từ khi mới ra đời đã “đánh bại” được các loại hộp khác. Lý do là:

Thiết kế đơn giản với nắp có thể đóng mở dễ dàng.
Hộp cứng tạo sự sang trọng, cao cấp cho sản phẩm đựng bên trong.
Kiểu dáng độc đáo, bắt mắt, hứa hẹn là hộp đựng gây ấn tượng mạnh cho người nhận.
Tăng giá trị cho sản phẩm và món quà, tạo điểm nhấn cho người tặng.
Chi phí sản xuất không cao nhưng đem lại nhiều lợi ích như kể trên.

Hộp nam châm tăng giá trị cho sản phẩm bên trong.

Hộp nam châm dùng để làm gì?
Như đã nói ở trên, hộp nam châm được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực đựng quà tặng và đựng sản phẩm có giá trị.

Hộp nam châm đựng quà tặng: Với thiết kế sang trọng, hộp nam châm thích hợp trong việc đựng quà tặng sinh nhật, quà tặng khách hàng, đối tác, quà tặng tết… Chỉ cần mở nắp hộp một cách nhẹ nhàng ra sẽ nhìn thấy được món quà bên trong. Ngay sau đó sẽ đóng hộp lại một cách dễ dàng.
Hộp nam châm đựng sản phẩm: Các sản phẩm cao cấp như điện thoại, ví, trang sức, đồng hồ, rượu vang, linh chi… sẽ trở nên có giá trị hơn khi được đựng trong chiếc hộp nam châm cứng cáp, đẹp đẽ.

Hộp nam châm đựng quà tặng cao cấp.

Để biết thêm thông tin về dịch vụ sản xuất, in ấn hộp nam châm, hãy liên hệ Hà An để được tư vấn trực tiếp và tham khảo bảng giá:

Công ty Cổ Phần In Hà An
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Thanh Oai, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 024.66.587.855 / 024.625.36.492 – Hotline: 0969.807.870
Email: kinhdoanh@inhaan.vn

3f7726597635966bcf24

Những lưu ý trong thiết kế và in ấn bao bì dược phẩm

Ngành dược là một trong những ngành quan trọng rất được nhà nước chú trọng đầu tư quan tâm. Trong đó có bao bì ngành dược rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc. Bao bì là yếu tố giúp bảo quản chất lượng thuốc.

Thiết kế bao bì ngành dược phẩm không chỉ đòi hỏi sự thẩm mỹ mà nó còn đòi hỏi đáp ứng đươc những đặc trưng riêng biệt của ngành Y tế.

LÀM NỔI BẬT CÔNG THỨC – CÔNG NGHỆ KHÁC BIỆT

Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có những công thức sáng chế, công nghệ khác nhau để tạo nên những tác dụng khác nhau với sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng rất coi trọng đến sự khác biệt về công thức cũng như công nghệ tạo nên sản phẩm.

Hiện nay, ngành Dược phẩm đang có xu hướng sử dụng công thức, công nghệ thân thiện với thiên nhiên nên nếu thương hiệu của bạn nhấn mạnh đến yếu tố này thường sẽ gây được thiện cảm với khách hàng.

TẠO ĐƯỢC NIỀM TIN

Dược phẩm hay bất cứ ngành nào thuộc Y tế đều là ngành kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên sự tin tưởng luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Để tạo sự tin tưởng cho mẫu thiết kế bao bì ngành dược phẩm thì trước tổng quan mẫu thiết kế phải có được sự rõ ràng trong concept ý tưởng là tập trung giá trị cốt lõi vào sức khỏe con người cũng như sự an toàn… Tiếp đến là quy cách trình bày về bố cục, hình ảnh, phông nền… Tất cả phải được liên kết thống nhất với nhau để truyền tải thông điệp một cách khoa học và chuyên nghiệp nhất.

THỂ HIỆN NGUỒN GỐC XUẤT XỨ RÕ RÀNG

Có rất nhiều cách để thể hiện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Bạn có thể sử dụng hình ảnh để gợi liên tưởng đến quốc gia, địa phương hoặc loài thảo dược để sản xuất nên sản phẩm ấy.

Hiện nay, sản phẩm giả được bày bán tràn làn trên thị trường, đặc biệt là dược phẩm. Vậy nên, một thiết kế bao bì ngành Dược phẩm nếu thể hiện được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm chắc chắn sẽ nhận được lòng tin của người tiêu dùng hơn.

Với những yếu tố tạo nên liên tưởng đến đặc trưng của sản phẩm, bạn không nên tham lam sử dụng quá nhiều yếu tố sẽ gây loãng thậm chí gây phản cảm cho khách hàng.

HÌNH ẢNH VÀ MÀU SẮC

Trong thiết kế bao bì ngành Dược phẩm, sự đơn giản và màu sắc là yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu. Hình ảnh bạn sử dụng cho thiết kế bao bì ngành Dược phẩm cũng nên là những hình ảnh nhẹ nhàng, không quá gợi sự liên tưởng đến những thứ ghê rợn hoặc mầm bệnh.

Màu sắc bao bì thông thường có màu trung tính như xanh lá, xanh lam, nâu… Bạn nên tránh các gam màu rực rỡ, lòe loẹt phối hợp với nhau tạo nên sự tương phản mạnh, vừa làm mất đi giá trị thẩm mỹ lại vừa làm giảm sự tin tưởng về tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Hơn nữa, theo thống kê cho thấy thì những gam màu nóng, mạnh thường tạo cảm giác không an toàn trong ngành Dươc phẩm. Vậy nên, tiết chế, đơn giản là hài hòa những yếu tố giúp cho thiết kế bao bì ngành Dược phẩm của bạn trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN NHÃN THUỐC

Ngoài chú trọng hình ảnh, thiết kế bao bì ngành Dược phẩm cần chú trọng đảm bảo đầy đủ thông tin nhãn mác như tên thuốc, thành phần thuốc, xuất xứ, quy định về sử dụng – bảo quản – chống chỉ định… Những thông tin này cần sắp xếp một cách có hệ thống và khoa học để mang đến sự tiện dụng nhất cho người tiêu dùng khi muốn xem chi tiết về quy cách sử dụng.

Hơn nữa, việc một thiết kế bao bì ngành Dược phẩm thể hiện đầy đủ thông tin như vậy sẽ khiến cho thương hiệu ấy tạo được niềm tin và sự lựa chọn từ khách hàng. Sẽ chẳng có một khách hàng nào mua sản phẩm, đặc biệt là với những sản phẩm Dược phẩm nếu bao bì của nó không có bất cứ một thông tin nào về tên, thành phần cũng như chỉ định của thuốc.

                                                                                                                                                          (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là 1 số hình ảnh Bao bì ngành dược của Công ty Cổ phần In Hà An sản xuất.
Các sản phẩm in của chúng tôi không chỉ đẹp về mẫu mã, hình thức mà còn tốt về chất lượng. Khách hàng đến với chúng tôi sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp và tận tâm.
Phương châm của chúng tôi “TẬN TÂM TRÊN TỪNG SẢN PHẨM” Hà An luôn là đối tác tin cậy của mọi khách hàng.

bd9208d8d18e31d0689f

Công nghệ ảnh hưởng đến sản xuất bao bì như thế nào?

Không có ngành công nghiệp nào bị tác động mạnh bởi sự bùng nổ của kỹ thuật số hơn là ngành công nghiệp giấy và sản xuất bao bì. Thách thức được đặt ra là làm sao có thể phát triển ngành bao bì nhờ việc tận dụng sự tiến bộ khoa học số này – điều mà 10 năm trước đây rất hiếm xảy ra?

1. Kỹ thuật số thay đổi đáng kể ngành in và sản xuất bao bì

Sự phát triển đáng kinh ngạc của kỹ thuật số đã có những tác động khác nhau trong phân khúc bao bì giấy. Chẳng hạn khăn giấy, giấy vệ sinh, bao bì có vẻ đang tăng trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, các phân khúc bị ảnh hưởng nhiều nhất là giấy in báo, đồ họa và giấy in bao bì. Những phân khúc này cần được đánh giá lại trong thế giới thông tin số như hiện nay.
Các nhà lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực đã tìm ra cách để tận dụng công nghệ nhằm giải quyết các thách thức kỹ thuật số này. Mặc dù nó có vẻ phản tác dụng khi cho rằng ngành công nghiệp in bao bì và bao bì giấy dần trở thành ngành kĩ thuật số hơn, điều này đòi hỏi các chuyên gia phải tập trung hơn nữa trong quá trình nghiên cứu.

Chấm lượng tử góp phần bảo vệ thương hiệu bao bì sản phẩm khỏi hàng giả, hàng nhái.

2. Sử dụng trí thông minh nhân tạo trong in bao bì

Một phân khúc lành mạnh vẫn có thể được cải thiện trong tương lai. Trong khi duy trì được sự phát triển tích cực, bao bì giấy có thể tăng trưởng bằng cách tận dụng các sáng kiến như trí thông minh nhân tạo hoặc thực tế tăng cường. Machine Learning (là một lĩnh vực nhỏ của Khoa học Máy tính, nó có khả năng tự học hỏi dựa trên dữ liệu đưa vào mà không cần phải được lập trình cụ thể) có thể giúp cải thiện chất lượng và bảo trì sản phẩm, đây cũng là một sự thay đổi lớn trong việc cải thiện quá trình tự động hóa. Thực tế tăng cường có thể hỗ trợ người lao động duy trì các thiết bị một cách an toàn và tiết kiệm chi phí hơn mà không cần phải gọi kỹ thuật viên lành nghề.

Sự hợp tác của khách hàng có thể thúc đẩy doanh nghiệp và tạo lợi nhuận mới cho các công ty sản xuất bao bì giấy bằng các công cụ kỹ thuật số. Sử dụng thông tin số hóa, các công ty sản xuất bao bì có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung dựa trên nhu cầu cá nhân của khách hàng, chẳng hạn như đồng phát triển vật liệu đóng gói mới hoặc thông tin theo dõi chi tiết cho hàng hóa vận chuyển.

Công nghệ cũng có thể là câu trả lời để cải tạo các kênh bán hàng nhằm tạo ra những doanh nghiệp mới với tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Một ví dụ điển hình là Sappi – một phần trong sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số của công ty, Sappi nhắm vào các thị trường châu Âu như một cơ hội để chuyển đổi các phân đoạn khách hàng và sử dụng kênh thương mại bán lẻ.

3. Đầu tư vào con người giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất bao bì

Chuyển đổi kỹ thuật số cần cải thiện công tác hậu cần và hiệu quả hoạt động. Các công ty giấy và bao bì có những thách thức về sản xuất bao bì và hậu cần phức tạp. Những phạm vi từ giao thông vận tải và kho bãi để xử lý quá trình vận chuyển tốn kém thời gian. Chụp và phân tích dữ liệu từ máy móc, phương tiện hoặc sản phẩm cho phép dự đoán, mô phỏng và đưa ra quyết định tốt hơn. Tự động hóa và kết nối với công đoạn đầu tiên trong sản xuất từ nhà máy với mục đích giảm tỷ lệ lỗi, tăng tốc độ và cắt giảm chi phí vận hành. Phân tích dữ liệu cảm biến từ máy giúp dự đoán các lỗi có thể xảy ra sớm và giảm thời gian ngừng hoạt động không mong muốn.

Các công cụ kỹ thuật số giúp tận dụng tối đa lực lượng lao động của bạn. Các công cụ kỹ thuật số giúp nhân viên dành ít thời gian hơn cho công việc lặp đi lặp lại nhiều lần và nhờ đó có nhiều thời gian hơn cho việc phân tích chiến lược và hành động bằng cách tự động hóa các tác vụ. Lợi ích bổ sung của việc tận dụng các công cụ kỹ thuật số là tạo ra các luồng công việc kết hợp hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn trong việc sản xuất và in bao bì.

Việc kết nối giữa con người và máy móc trong tổ chức là tự động hóa thông minh cũng có xu hướng giảm số lỗi và tai nạn xảy ra hơn so với tự động hóa không được tích hợp vào mô hình.

4. Tìm kiếm hỗ trợ công nghệ bao bì từ bên ngoài

Quan hệ đối tác với các nhà cung cấp công nghệ là rất cần thiết trong việc thực hiện loại chuyển đổi kỹ thuật số này: Không công ty sản xuất bao bì nào có thể thành công nếu tự cố gắng giải quyết chuyển đổi kỹ thuật số mà không nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong ngành công nghiệp in hộp giấy và bao bì, quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp công nghệ, những người am hiểu cách tổng hợp các công nghệ mới nổi để giải quyết các quy trình kinh doanh cốt lõi là một thành phần quan trọng để thành công.

Bằng cách hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu công nghệ hiện tại mà còn giúp họ đồng sáng tạo về mặt kinh doanh để dẫn đầu xu hướng (thay vì chỉ phản ứng và thích ứng với nó), các công ty giấy và bao bì có thể dễ dàng tái tạo lại ngành công nghiệp của họ cho một thế giới được điều khiển bằng kỹ thuật số, nơi các sản phẩm của họ khó bị “mất giá”.

Ngành công nghiệp giấy và bao bì bị ảnh hưởng bởi sự bùng nổ của kỹ thuật số trong những năm gần đây

ung-dung-giay-duplex1

Giấy Duplex thường được sử dụng để làm gì?

Giấy Duplex là một loại giấy khá phổ biến trong in ấn. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính cũng như những ứng dụng của loại giấy đặc biệt này. Nếu bạn cũng đang có ý định in ấn cũng như quan tâm đến giay Duplex thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Giấy Duplex là gì?

Giấy Duplex là loại giấy được sử dụng khá nhiều trong in ấn nhờ những đặc tính nổi trội và chất lượng ổn định. Giấy Duplex có độ tráng phủ cao, độ sáng vừa phải, bóng mịn, dày dặn và cứng cáp. Thông thường, giấy Duplex thường có định lượng là 210g/m2, tức là cứ 1m2 giấy thì nặng 210g. Với định lượng này, ta có thể thấy rõ được độ dày dặn và cứng cáp của giấy Duplex. Tuy vậy, đây không phải định lượng cố định của loại giấy in này. Nói như vậy bởi 210g/m2 chỉ là định lượng của giấy Duplex một mặt thông thường. Trên thực tế, giấy Duplex có thể bao gồm cả những loại được ép hai mặt nên sẽ có định lượng lớn hơn, thường rơi vào khoảng 250g/m2. Các loại giấy Duplex được ép hai mặt có thể có hai mặt giống hệt nhau nhưng cũng có thể có hai mặt khác biệt hoàn toàn nhau. Đối với các loại giấy Duplex có hai mặt khác nhau thì độ bóng, độ tráng phủ và màu mực khi in cũng sẽ có độ khác biệt tương đối lớn.

Ứng dụng của giấy Duplex

Là loại giấy phổ biến trong in ấn, giấy Duplex có vô cùng nhiều công dụng mà bạn có thể đã bắt gặp hàng ngày nhưng không để ý. Cụ thể, với mỗi đặc tính nổi bật của giấy Duplex, người ta sẽ ứng dụng vào những việc phù hợp để phát huy hiệu quả của giấy như:

Tính tráng phủ cao, bóng mịn, bám mực tốt: Với những đặc tính ưu việt kể trên, giấy Duplex (thường là giấy Duplex thông thường với định lượng 210g/m2) được sử dụng để in các loại hộp cần đến tính thẩm mỹ cao như bao bì mỹ phẩm, bao bì bánh kẹo, bao bì dược phẩm hay các loại hộp mỹ phẩm, hộp đựng thuốc, hộp bánh kẹo,… Thành phẩm khi sử dụng giấy Duplex in sẽ có độ cứng cáp nhất định do bản chất loại giấy này khá dày dặn và cứng cáp (Định lượng 210g/m2). Không những vậy, các ấn phẩm này cũng có màu sắc tươi sáng, mịn màng và các đường mực in sắc nét, không loang, không nhòe.
Độ cứng cáp, dày dặn cao: Với đặc tính này, giấy Duplex (thường là loại ép hai mặt với định lượng 250g/m2) thường được sử dụng để sản xuất các loại hộp cần độ cứng cáp, chắc chắn như hộp Carton, thùng Carton cỡ lớn.