229

Các thuật ngữ trong ngành in ấn

Mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ chuyên dụng, nhằm để gọi tên các phương pháp hoặc chất liệu khác nhau mà chỉ những người có liên quan mới nắm được ý nghĩa của chúng. Ngành in cũng sử dụng nhiều thuật ngữ và được mọi người sử dụng khá phổ biến. Nếu công việc hiện tại của bạn có liên quan trong ngành in ấn hoặc thiết kế hoặc mong muốn tìm hiểu về in ấn thì nên hiểu rõ những thuật ngữ dưới đây. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành in ấn hiện nay.

1. Chất liệu giấy in

  • Giấy crystal: có một mặt láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng, mặt còn lại nhám, thường được dùng trung gian giữa giấy Bristol và couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm.
  • Giấy couche: là loại giấy dùng để in ấn thường có độ bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure… Định lượng vào khoảng 90-300g/m2. Ngoài ra còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
  • Giấy Duplex: có bề mặt láng và bóng gần như Bristol, mặt kia sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng của giấy Duplex thường trên 300g/m2.
  • Giấy Ford: là loại giấy thông dụng nhất hiện nay, có độ nhám, bám mực tốt phổ biến nhất là các loại giấy A4 hiện nay sử dụng trong các tiệm photocopy.
  • Giấy Bristol: Có bề mặt hơi bóng, mịn, láng cả 2 mặt, bám mực tốt vừa phải, do vậy in ofset sẽ đẹp, giấy Bristol thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời… định lượng thường được sử dụng từ 230 – 350 g/m2.
  • Giấy Ivory: Bề mặt hơi bóng và mịn, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, mặt không láng thường nằm ở mặt trong sản phẩm – mặt trong vỏ hộp. (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).

2. Các công đoạn khi in hoặc thiết kế bất kỳ các sản phẩm nào như thiết kế mẫu túi giấy hoặc hộp giấy điều cần đến những bước sau:

  • Bình bài: định vị, sắp xếp các trang in trên một tấm kẽm, sao cho khoa học, chính xác nhất. Mục đích của việc này là để sau khi in xong ta có thể sắp xếp thứ tự các trang giấy theo đúng vị trí ban đầu mà không gây khó khăn gì trong quá trình sắp xếp.
  • Cán bóng: là công đoạn cán nhựa vào sản phẩm bằng nhiệt để tạo mặt bóng trên thành phẩm. Các ấn phẩm dùng cán bóng thường là bìa sách, card visit.
  • Bế: tạo thành đường hằn trên giấy để dễ dàng gập thành hình hoàn chỉnh.

3. Các kỹ thuật in ấn

  • In offset: là kỹ thuật in ấn hiện đại sử dụng hình ảnh in mực ép lên các tấm offset rồi mới ép lên giấy.
  • In lụa: dùng để gọi tên khi bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa.
  • In kỹ thuật số: là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông đa dạng tiết kiệm thời gian so với in truyền thống. In kỹ thuật số bao gồm hai phương pháp cơ bản: in laser và in phun

Ngoài những thuật ngữ cơ bản trên thì còn rất nhiều thuật ngữ khác như: ép kim, bảng bông, bản kẽm, cán UV, CMYK,vv…

Trên đây chỉ là những thuật ngữ thường hay sử dụng nhất nhằm giúp bạn nắm rõ ý nghĩa tên gọi của chúng. Hy vọng, những thuật ngữ trên sẽ hữu dụng với bạn trong khi tìm hiểu những gì liên quan đến ngành in ấn bao bì. Nếu muốn làm việc trong lĩnh vực in ấn thiết, bạn nên tìm hiểu sâu hơn để thuận lợi cho bản thân.
(Nguồn: Sưu tầm)

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *